Để đảm bảo tuân thủ quy định này và tránh gián đoạn dịch vụ, các ngân hàng đã phát đi thông báo khuyến nghị khách hàng thực hiện cập nhật thông tin sinh trắc học của người đại diện hợp pháp. Việc cập nhật có thể được thực hiện trực tiếp trên ứng dụng ngân hàng hoặc tại các chi nhánh và phòng giao dịch của ngân hàng.
Ảnh minh họa: TTXVN
Cụ thể, đối với khách hàng tổ chức, việc xác thực phải đảm bảo
khớp đúng giữa giấy tờ tùy thân và dữ liệu sinh trắc học của người đại diện hợp
pháp. Việc xác thực có thể được thực hiện thông qua dữ liệu sinh trắc học lưu
trên thẻ căn cước công dân, tài khoản định danh điện tử, hoặc dữ liệu sinh trắc
học được thu thập trực tiếp trong một số trường hợp đặc biệt (như người nước
ngoài, người gốc Việt chưa rõ quốc tịch).
Sau ngày 1/7, nếu chưa hoàn tất đối chiếu, khách hàng tổ chức
sẽ không thể tiếp tục sử dụng các dịch vụ thanh toán và rút tiền qua các kênh
điện tử.
Các ngân hàng khuyến cáo khách hàng không nên chờ tới sát thời
điểm 1/7/2025 mới thực hiện, nhằm tránh quá tải hệ thống hoặc các sự cố không
mong muốn gây ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Việc đối chiếu thông tin giấy tờ và sinh trắc học không chỉ
là yêu cầu pháp lý mà còn là biện pháp giúp tăng cường an toàn, bảo mật trong
các giao dịch điện tử. Trong bối cảnh các phương thức gian lận ngày càng tinh
vi, việc xác thực chặt chẽ người đại diện pháp luật của doanh nghiệp là một phần
quan trọng trong chiến lược bảo vệ khách hàng và đảm bảo hoạt động thanh toán
không bị gián đoạn.
Trước đó, kể từ ngày 1/1/2025, các tài khoản ngân hàng, ví
điện tử và tài khoản chứng
khoán của khách hàng cá nhân cũng bị tạm ngừng giao dịch nếu chưa hoàn
tất xác thực thông tin sinh trắc học.
Theo thống kê đến tháng 4/2025, toàn ngành ngân hàng đã hoàn
tất đối chiếu sinh trắc học cho hơn 108 triệu hồ sơ khách hàng cá nhân thông
qua căn cước công dân gắn chip hoặc ứng dụng định danh VNeID, tương đương hơn
92% tổng số tài khoản thanh toán cá nhân có phát sinh giao dịch trên các kênh số.
Với nhóm khách hàng tổ chức, đã có trên 530.000 hồ sơ được
xác thực thông tin sinh trắc học, chiếm khoảng 41% tổng lượng tài khoản tổ chức
đang thực hiện giao dịch trên nền tảng số.
Bên cạnh đó, khoảng 20,9 triệu khách hàng sử dụng ví điện tử
cũng đã hoàn thành việc đối chiếu sinh trắc học với căn cước công dân gắn chip
thông qua ứng dụng của các đơn vị cung cấp ví, đạt tỷ lệ 73,15% trên tổng số ví
điện tử đang hoạt động.
Việc áp dụng xác thực sinh trắc học cùng các quy định liên
quan được kỳ vọng sẽ góp phần hình thành môi trường giao dịch tài chính số an
toàn, minh bạch hơn, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử. Tuy nhiên, để
đảm bảo quyền lợi và tránh gián đoạn khi sử dụng dịch vụ, người dùng cần chủ động
cập nhật và nâng cao nhận thức về vấn đề bảo mật trong bối cảnh chuyển đổi số
ngày càng mạnh mẽ.